1. GIẢ LẬP fx9860
Bạn yêu thích môn toán, bạn thích những chiếc máy tính khoa học cao cấp nhưng “kinh tế eo hẹp”? Không sao cả, fx9860 emulator sẽ giúp bạn sở hữu một trong những chiếc máy tính khoa học khá mạnh hiện nay của Casio. Máy hỗ trợ nhiều chức năng hữu ích như tính tích phân, đạo hàm, giải phương trình và hệ phương trình, vẽ đồ thị, conic, đồ thị động, khảo sát và tính toán trên đồ thị, ma trận, vector, trợ giảng, lập trình, menu biểu tượng, thống kê, tài chính, nhập liệu và hiển thị như viết tay. Chương trình hoàn toàn miễn phí, không cần cài đặt, có thể chép vào USB FlashDrive để có một chiếc máy tính “bỏ túi”, thích hợp cho các bạn học sinh cấp 3 và sinh viên cũng như giáo viên môn toán, tải tại:
http://www.digischool.nl/wi/rekenmac…60emulator.exe (2,52MB).
Vì có nhiều chức năng nên bạn cần tải sách hướng dẫn của máy tại http://ftp.casio.co.jp/pub/world_man…SD_9860G_E.pdf (7,32MB).
2. GIẢ LẬP Virtual Casio ClassPass 300
Ưu điểm nổi bật nhất của chương trình này là cho phép các bạn thực hiện hầu hết các phép toán (đạo hàm, nguyên hàm, tích phân bất và xác định, giới hạn – Lim, khai triển biểu thức, tổng, tích…) và vẽ đồ thị (các hàm thông dụng và cả 3D, đồ thị vi phân, hỗ trợ các công cụ khảo sát hàm như cực trị, tiệm cận, tiếp tuyến, giá trị hàm…). Với Virtual Casio ClassPass 300, bạn thao tác trực tiếp trên màn hình máy tính với bàn phím ảo. Với Virtual TI, bạn có thể tùy chọn loại máy tính mà mình muốn dùng (TI82, 83, 83 Plus, 85, 86, 89, 92, 92 Plus) bằng cách chọn ROM của đời máy, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, các bạn nên chọn TI89, 92 hay 92 Plus thì sẽ được hỗ trợ nhiều chức năng nhất.
Virtual Casio ClassPass 300 (classpad300.zip – 4,556,215 bytes) |
Chương trình giả lập máy tính Casio ClassPad 300. Hỗ trợ vẽ các loại đồ thị, giải hàm, lập trình… |