Hiện tại thư điện tử – email đã thay thế phần lớn phương thức liên lạc bằng
thư viết tay như ngày trước nhưng với những người sưu tầm tem thư, đặc
biệt tem liên quan đến lĩnh vực toán học, thì mỗi tấm tem đều là một
câu chuyện thú vị, về một nhà toán học, cuộc đời và sự nghiệp của họ.
Xin giới thiệu đến các bạn thành viên diễn đàn toán học một số hình tem
mới được pháp hành trong những năm gần đây.
Aristotle ( 338-332 trước công nguyên)
Aristotle trở thành học viên của viện Plato khi ông mới 17 tuổi, và
làm việc ở đó trong suốt 20 năm. Ông là người đặt nền móng cho môn lý
luận học, là người thiết lập phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu
bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Ông
cùng với Plato và Socrates là ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại.
Bức tem mới nhất có hình của ông được in năm 2009 cùng với lễ kỉ niệm
năm thiên văn học 2009.
Johannes Kepler(1571-1630)
Kepler được biết đến nhiều nhất với 3 định luật chuyển động của các
hành tinh. Ông còn là nhà vật lý, toán học, thiên văn học, chiêm tinh
học và nhà văn với các truyện viết về khoa học viễn tưởng.
Damodar Dharmananda Kosambi(1907-1966)
Kosami là nhà toán học và thống kê của Ấn Độ. Lĩnh vực nghiên cứu
của ông bao gồm hình học vi phân và thống kê, ông cũng đóng góp nhiều
cho các nghiên cứu liên quan đến biến đổi trực giao. Năm 1944, ông giới
thiệu đến hàm bản đồ Kosambi như hình trên tem phía trên.
Issac Newton (1642-1727)
Có nhiều tem thư đã được in hình nhà vật lý cổ điển thiên tài Issac
Newton, để tưởng nhớ đến những đóng góp của ông trong vật lý cổ điển
cũng như trong lĩnh vực tích phân -toán học. Tấm tem mới này ghi nhận
đóng góp của ông trong lĩnh vực quang học. Trước thời Newton, kính
thiên văn sử dụng các thấu kính có nhiều hạn chế do hiệu ứng quang sai
đơn. Newton đã sáng chế ra kính thiên văn phản xạ, và khắc phục được
quang sai này, và kết quả ông đã được đề cử làm Viện sĩ Viện hàn lâm
Anh năm 1672. khi mới tròn 30 tuổi.
Blaise Pascal (1623-1662)
Ở tuổi 16, Pascal đã khám phá ra ” định lý lục giác” bao gòm 6 điểm
trên hình nón. Sau đó ông đã khám phá ra các hệ số nhị phân ( tam giác
Pascal), đồng thới nghiên cứu lý thuyết xác suất, áp suất của không khí
( định luật Pascal trong khí động lực học) và các tính chất của
cycloids, và đường cong. Bức tem mới nhất về ông ghi nhận sáng chế của
ông liên quan đến máy tính cơ học đầu tiên – tính phép cộng và trừ.
Tem hình đa giác
Rất nhiều các mẫu tem có hình dạng không phải là hình chữ nhật, hình tròn hay hình bình hành. Mẫu tem giới đây là một ví dụ, do Macau xuất hành, nó là hình đa giác, với nội dung là sân vận động tổ chim, dành kỉ niệm Olympic 2008 tại Bắc Kinh.
(diendantoanhoc.net)