Môn Toán trong trường phổ thông hàn lâm

Thực tế, các công thức Toán chuyên ngành ở bậc đại học hiện nay đơn giản hơn nhiều so với môn Toán Hàn lâm của bậc phổ thông. Chúng ta triển khai, rút gọn, vẽ đồ thị…. các phương trình toán học với đầy những tham số, ẩn số để làm gì. Cái chúng ta cần là ứng dụng đạo hàm, vi phân, tích phân, lượng giác, đại số vào công việc thực tế gì.

Để mở đầu cho công nghiệp hóa, chúng ta cần đầu tư xây dựng các nhà máy luyện kim màu và luyện kim đen chớ không phải là những nhà máy luyện cán thép thông thường. Trong các nhà máy luyện kim, chúng ta trang bị các phòng thí nghiệm với các thiết bị đo độ chịu lực của các loại thép mà chúng ta thử nghiệm. Mỗi loại thép đều có mã số riêng, mã số nên lấy trùng với tiêu chuẩn kỹ thuật của TG.

Sau đó là xây dựng các nhà máy cơ khí chế tạo. Cũng phải có phòng thí nghiệm và các thiết bị đo tương ứng. Cần chế tạo cái gì thì tháo cái máy loại đó của nước ngoài ra đo thử để biết tính năng, độ bền của từng chi tiết bên trong nó. Sau đó thử từng loại thép hoặc hợp kim để chế tạo thử linh kiện đó theo mẫu của nước ngoài. Trong trường hợp linh kiện thiết bị được chế tạo bằng nhiều loại vật liệu khác nhau đúc liền thành 1 modun khép kín, ta cần phải có sự chuyển giao công nghệ chế tạo từ nước sản xuất, nếu không thời gian thí nghiệm chế tạo thử sẽ rất lâu và tốn kém. Đừng ngại công nghệ chuyển giao lạc hậu, cái ta cần là nguyên lý chế tạo, chỉ cần học hỏi được nguyên lý chế tạo đó, ta có thể tự sáng tạo để nâng cao khả năng của nó.

Có được 2 ngành trên là có thể chế tạo được 75% nguyên chiếc của các loại phương tiện vận chuyển cũng như các loại máy móc, dây chuyền sản xuất, kể cả động cơ (gồm động cơ đốt trong và động cơ điện) với độ bền và công suất không thua kém nước ngoài. 25 % còn lại thuộc về điện, điện tử, hóa chất (các loại sơn, cao su tổng hợp, vật liệu hóa dầu, thủy tinh cao cấp….). Nên tập trung xây dựng cái 75% kia trước, xong mới tập trung vào cái 25 % còn lại, cái 75 % kia tự nó sẽ tiếp tục phát triển vì nó là ngành công nghiệp cơ bản, tự nó chế tạo chính nó.

Khi đã đạt 100%, tuy vẫn còn lạc hậu so với thế giới, nhưng cơ bản là ta đã xây dựng được nền tảng công nghiệp có thể chủ động tiến vào bất cứ ngành hoặc lĩnh vực công nghiệp nào (công nghiệp phụ trợ, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp xe hơi và xe chuyên dụng, công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai khoáng ….). Lúc này, cần xây dựng lại chương trình giáo dục phổ thông và đại học với mục tiêu tạo ra những con người có khả năng chủ động sáng tạo, phát huy tư duy cá nhân nhằm tạo môi trường khuyến khích phát minh sáng chế. Từ đầu thế kỷ 20, Mỹ đã có công nghiệp nền tảng, chính vì thế mà các phát minh sáng chế của nhà phát minh vĩ đại Tomas Edison (còn chưa tốt nghiệp phổ thông) không gặp trở ngại nào trong việc chế tạo và ứng dụng.

Chúng ta không cần phải tập trung vào nghiên cứu cơ bản. Các nguyên lý ứng dụng của một ngành khoa học cơ bản nào đó phải mất hàng chục năm với sự nghiên cứu miệt mài của hàng ngàn nhà khoa học khắp nơi trên thế giới may ra mới phát hiện được 1. Chúng ta chỉ cần ứng dụng được các nguyên lý mà người ta đã phát hiện được từ trước tới nay cũng đã mệt mỏi rồi. Đơn cử, nguyên lý đòn bẩy tay quay của Arsimet (nhà toán học, vật lý học kiêm phát minh thời cổ đại) được ứng dụng trong tuyệt đại đa số máy móc cơ khí hiện nay.

Môn Toán trong trường phổ thông nên đi vào Toán Ứng dụng ở dạng tổng quát, tạo đà cho nghiên cứu chuyên sâu ở bậc đại học. Thực tế, các công thức Toán chuyên ngành ở bậc đại học hiện nay đơn giản hơn nhiều so với môn Toán Hàn lâm của bậc phổ thông. Chúng ta triển khai, rút gọn, vẽ đồ thị…. các phương trình toán học với đầy những tham số, ẩn số để làm gì. Cái chúng ta cần là ứng dụng đạo hàm, vi phân, tích phân, lượng giác, đại số, …. vào công việc thực tế gì. Những việc phi thực tế trên nên để cho những học sinh chuyên Toán học để đi thi quốc tế rồi trở thành các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản chứ không nên áp dụng đại trà với mọi học sinh. Cũng tương tự như thế với các môn tự nhiên khác ở bậc học phổ thông.

Toán Cơ bản rất cần thiết trong lĩnh vực điện tử tin học với điều kiện là ta phải có công nghiệp chế tạo bo mạch, bộ vi xử lý…. Tuy nhiên, hiện nay ngành này của ta đang ở dạng sơ khai với việc ta đã tự chế tạo thành công bộ vi xử lý trên nền 8 bit (trong khi thế giới đang nghiên cứu bộ vi xử lý trên nền 128 bit).

Cái gì cũng phải có sự bắt đầu, còn hơn là không làm gì. Nhất định 1 ngày nào đó, ngành công nghiệp chế tạo phần cứng của ta sẽ theo kịp thế giới với thời gian không quá dài. Toán cơ bản cũng cần cho Vật lý cơ bản mà công trình vĩ đại nhất hiện nay là đường hầm lượng tử ở châu Âu với sự góp mặt của nhiều nhà khoa học trên thế giới cùng với sự tài trợ kinh phí từ nhiều quốc gia. Việc này đương nhiên vượt quá khả năng của ta. Trong lĩnh vực hạt nhân càng không thể thiếu Toán cơ bản. Toán cơ bản tự nó không tạo ra được cái gì cụ thể nếu không có Vật lý cơ bản. Các công cụ, phương tiện, máy móc dùng để nghiên cứu Vật lý cơ bản lại do công nghiệp cơ bản chế tạo ra. Vì thế, ta không nên nôn nóng “đi tắt đón đầu”, phải tạo nền tảng trước rồi hãy phát triển dần lên. Lúc đó, ta sẽ có sự phát triển đồng bộ giữa các ngành khoa học, ngành này hỗ trợ ngành kia chứ không phải thuộc loại “đầu không đụng trời, chân không chạm đất’ như hiện nay.

Phan Bảo Lâm-vnexpress

Comments are closed.