Các bạn xem trước đề thi:
Đề thi Môn Sử
Đề file ảnh:
GỢI Ý BÀI GIẢI
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1 :
* Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 7-1936 :
– Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam : Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh; đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
– Nhận xét : Do tình hình thế giới và trong nước thay đổi, nên Trung ương Đảng phải điều chỉnh nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Đây chỉ là sách lược tạm thời, trước mắt, nhưng thể hiện sự nhạy bén của Đảng.
* Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 5-1941 :
– Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam : Đấu tranh giải phóng dân tộc, tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
– Nhận xét : Cũng do tình hình thế giới và trong nước thay đổi, lúc này Nhật đã vào Đông Dương, cấu kết với thực dân Pháp trong việc áp bức, bóc lột nhân dân ta. Nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, đời sống của các tầng lớp, giai cấp hết sức khốn khổ về kinh tế, ngột ngạt về chính trị, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp-Nhật dâng cao hơn bao giờ hết. Do đó, Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng : Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết và cấp bách nhất, vì nếu không giải phóng được dân tộc thì quyền lợi của tầng lớp, giai cấp cũng sẽ không đòi được. Một lần nữa Đảng đã thể hiện sự nhạy bén, kịp thời đối với sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước để thay đổi nhiệm vụ trước mắt cho phù hợp.
Câu 2 :
* Hoàn cảnh kí kết :
– Bước vào đông xuân 1953-1954, đồng thời với cuộc tiến công quân sự, ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao, mở ra khả năng giải quyết bằng con đường hoà bình cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
– Tháng 1-1954, hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp tại Berlin đã thoả thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương.
– Ngày 8-5-1954, một ngày sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương. Phái đoàn Chính phủ ta, do Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn, chính thức được mời họp.
– Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta với Pháp và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng, Việt Nam đã ký hiệp định Giơnevơ ngày 21-7-1954.
* Ý nghĩa của hiệp định:
– Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
– Hiệp định đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
– Với hiệp định Giơnevơ, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hết quân đội về nước; Đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Câu 3:
* Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đưa đất nước chuyển sang thời kì đổi mới vì :
– Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế – xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
– Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
– Những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trở thành xu thế thế giới; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
– Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn với chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại.
* Nội dung cơ bản đường đối đổi mới của Đảng :
– Đổi mới kinh tế :
+ Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề; nhiều qui mô, trình độ công nghệ, với 2 bộ phận chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với nhau.
+ Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần.
+ Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển. Cải tạo đi đôi với sử dụng và thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Cải tạo phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kì quá độ.
+ Xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Quản lí kinh tế không bằng mệnh lệnh hành chính, mà bằng biện pháp kinh tế, bằng khuyến khích lợi ích vật chất.
+ Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tích cực khai thác nguồn vốn, khai thác công nghệ, khai thác thị trường.
– Đổi mới chính trị :
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo.
+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
+ Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, chuyên chính đối với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc, của nhân dân.
+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng của dân tộc, phần đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác, “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước”.
Câu 1 :
* Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 7-1936 :
– Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam : Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh; đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
– Nhận xét : Do tình hình thế giới và trong nước thay đổi, nên Trung ương Đảng phải điều chỉnh nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Đây chỉ là sách lược tạm thời, trước mắt, nhưng thể hiện sự nhạy bén của Đảng.
* Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 5-1941 :
– Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam : Đấu tranh giải phóng dân tộc, tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
– Nhận xét : Cũng do tình hình thế giới và trong nước thay đổi, lúc này Nhật đã vào Đông Dương, cấu kết với thực dân Pháp trong việc áp bức, bóc lột nhân dân ta. Nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, đời sống của các tầng lớp, giai cấp hết sức khốn khổ về kinh tế, ngột ngạt về chính trị, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp-Nhật dâng cao hơn bao giờ hết. Do đó, Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng : Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết và cấp bách nhất, vì nếu không giải phóng được dân tộc thì quyền lợi của tầng lớp, giai cấp cũng sẽ không đòi được. Một lần nữa Đảng đã thể hiện sự nhạy bén, kịp thời đối với sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước để thay đổi nhiệm vụ trước mắt cho phù hợp.
Câu 2 :
* Hoàn cảnh kí kết :
– Bước vào đông xuân 1953-1954, đồng thời với cuộc tiến công quân sự, ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao, mở ra khả năng giải quyết bằng con đường hoà bình cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
– Tháng 1-1954, hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp tại Berlin đã thoả thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương.
– Ngày 8-5-1954, một ngày sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương. Phái đoàn Chính phủ ta, do Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn, chính thức được mời họp.
– Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta với Pháp và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng, Việt Nam đã ký hiệp định Giơnevơ ngày 21-7-1954.
* Ý nghĩa của hiệp định:
– Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
– Hiệp định đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
– Với hiệp định Giơnevơ, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hết quân đội về nước; Đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Câu 3:
* Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đưa đất nước chuyển sang thời kì đổi mới vì :
– Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế – xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
– Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
– Những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trở thành xu thế thế giới; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
– Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn với chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại.
* Nội dung cơ bản đường đối đổi mới của Đảng :
– Đổi mới kinh tế :
+ Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề; nhiều qui mô, trình độ công nghệ, với 2 bộ phận chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với nhau.
+ Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần.
+ Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển. Cải tạo đi đôi với sử dụng và thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Cải tạo phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kì quá độ.
+ Xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Quản lí kinh tế không bằng mệnh lệnh hành chính, mà bằng biện pháp kinh tế, bằng khuyến khích lợi ích vật chất.
+ Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tích cực khai thác nguồn vốn, khai thác công nghệ, khai thác thị trường.
– Đổi mới chính trị :
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo.
+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
+ Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, chuyên chính đối với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc, của nhân dân.
+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng của dân tộc, phần đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác, “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước”.
II. PHẦN RIÊNG
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4.a hoặc 4.b)
Câu 4.a :
* Giai đoạn 1945-1954 :
– Đầu tháng 10-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị Campuchia. Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1951 là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia) đã lãnh đạo nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lực lượng kháng chiến ngày càng trưởng thành.
– Ngày 9-11-1953, do cuộc vận động ngoại giao của Quốc vương Xihanúc, chính phủ Pháp đã ký hiệp ước “trao trả độc lập cho Campuchia”. Tuy vậy, quân Pháp vẫn chiếm đóng Campuchia.
– Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào, Việt Nam.
* Giai đoạn 1954-1970 :
– Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hoà bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.
– Sau cuộc đảo chính lật đổ Xihanúc ngày 18-3-1970 của thế lực tay sai Mĩ, Campuchia bị kéo vào quĩ đạo cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ trên bán đảo Đông Dương.
* Giai đoạn 1970-1975:
– Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam phát triển nhanh chóng.
– Từ tháng 9-1973, lực lượng vũ trang Campuchia đã chuyển sang tấn công, bao vây thủ đô Phnôm Pênh và các thành phố khác.
– Mùa xuân 1975, quân dân Campuchia mở cuộc tấn công vào sào huyệt cuối cùng của địch. Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
* Giai đoạn 1975-1979:
– Ngay sau đó, nhân dân Campuchia lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ do Pôn Pốt cầm đầu phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội.
– Ngày 3-12-1978, Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Campuchia nổi dậy ở nhiều nơi. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng khỏi chế độ Khơme đỏ diệt chủng, Campuchia bước vào thời kì hồi sinh, xây dựng lại đất nước.
Câu 4.b :
* Tình hình kinh tế:
– Sau giai đoạn phục hồi (1945-1950), từ những năm 50 đến đầu những năm 70, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có sự phát triển nhanh.
– Điều đáng chú ý là quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC-1957), sau trở thành Cộng đồng Châu Âu (EC-1967).
– Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Nhật Bản). Các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu như Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Thuỵ Điển, Phần Lan … đều có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
– Sở dĩ các nước Tây Âu phát triển kinh tế nhanh là do :
+ Các nước này đã phát triển và áp dụng thành công các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lí, điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế.
+ Các nước tư bản ở Tây Âu đã tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng Châu Âu (EC) …
* Tình hình chính trị :
– Giai đoạn 1950-1973 đánh dấu sự tiếp tục phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, đồng thời cũng ghi nhận những biến động đáng chú ý trên chính trường nhiều nước trong khu vực.
* Chính sách đối ngoại :
– Trong khuôn khổ của Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực Ianta, từ 1950-1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.
– Trong giai đoạn 1950-1973, chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới.
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4.a hoặc 4.b)
Câu 4.a :
* Giai đoạn 1945-1954 :
– Đầu tháng 10-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị Campuchia. Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1951 là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia) đã lãnh đạo nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lực lượng kháng chiến ngày càng trưởng thành.
– Ngày 9-11-1953, do cuộc vận động ngoại giao của Quốc vương Xihanúc, chính phủ Pháp đã ký hiệp ước “trao trả độc lập cho Campuchia”. Tuy vậy, quân Pháp vẫn chiếm đóng Campuchia.
– Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào, Việt Nam.
* Giai đoạn 1954-1970 :
– Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hoà bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.
– Sau cuộc đảo chính lật đổ Xihanúc ngày 18-3-1970 của thế lực tay sai Mĩ, Campuchia bị kéo vào quĩ đạo cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ trên bán đảo Đông Dương.
* Giai đoạn 1970-1975:
– Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam phát triển nhanh chóng.
– Từ tháng 9-1973, lực lượng vũ trang Campuchia đã chuyển sang tấn công, bao vây thủ đô Phnôm Pênh và các thành phố khác.
– Mùa xuân 1975, quân dân Campuchia mở cuộc tấn công vào sào huyệt cuối cùng của địch. Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
* Giai đoạn 1975-1979:
– Ngay sau đó, nhân dân Campuchia lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ do Pôn Pốt cầm đầu phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội.
– Ngày 3-12-1978, Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Campuchia nổi dậy ở nhiều nơi. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng khỏi chế độ Khơme đỏ diệt chủng, Campuchia bước vào thời kì hồi sinh, xây dựng lại đất nước.
Câu 4.b :
* Tình hình kinh tế:
– Sau giai đoạn phục hồi (1945-1950), từ những năm 50 đến đầu những năm 70, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có sự phát triển nhanh.
– Điều đáng chú ý là quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC-1957), sau trở thành Cộng đồng Châu Âu (EC-1967).
– Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Nhật Bản). Các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu như Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Thuỵ Điển, Phần Lan … đều có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
– Sở dĩ các nước Tây Âu phát triển kinh tế nhanh là do :
+ Các nước này đã phát triển và áp dụng thành công các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lí, điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế.
+ Các nước tư bản ở Tây Âu đã tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng Châu Âu (EC) …
* Tình hình chính trị :
– Giai đoạn 1950-1973 đánh dấu sự tiếp tục phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, đồng thời cũng ghi nhận những biến động đáng chú ý trên chính trường nhiều nước trong khu vực.
* Chính sách đối ngoại :
– Trong khuôn khổ của Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực Ianta, từ 1950-1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.
– Trong giai đoạn 1950-1973, chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới.
Ths. Nguyễn Việt Hùng (ĐH KHXH và NV TP.HCM)