Christian Goldbach (1690-1764)

Christian Goldbach (1690-1764) là nhà toán học. Năm 1725 ông là viện sĩ viện hàn lâm khoa học Saint Petersburg. Ông thường xuyên trao đổi thư từ vời Euler trong suốt 30 năm trời về các vấn đề toán học. Những công trình toán học của ông liên quan đến phương trình vi phân.
Bài toán Goldbach

Nửa đầu thế kỉ XVIII, trong thư gửi Euler, Goldbach viết:Mọi số lẻ bất kì đều viết được dưới dạng tổng của ba số nguyên tố. Sau này mệnh đề đó được gọi là bài toán Goldbach.

Gần 200 năm bài toán Goldbach vẫn không giải được,cho đến năm 1930,nhà toán học Nga L. G. Snhirenman mới chỉ ra con đường đúng đắn bằng định lý: tồn tại một hằng số k sao cho mọi số tự nhiên lớn hơn 1 có thể biểu diễn dưới dạng tổng không quá k số nguyên tố, tức là với mọi số tự nhiên N ( N > 1 ) thì N = p1 + p2 + … + pk, trong đó pi là số nguyên tố , hoặc số 0 ; i = 1,…,k

Năm 1937 nhà toán học Nga I.M.Vinogradov đã chứng minh bài toán với số lẻ khá lớn là số lớn hơn số No>e16,038,e~2,1782.